BÀI THU HOẠCH NGHỊ QUYẾT SỐ 28-NQ/TW VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

  -  

Sau 3 năm tích cực triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, công tác thực hiện chính sách, pháp luật BHXH tại nhiều địa phương đã chuyển biến rõ nét, nhất là số người tham gia BHXH, BH thất nghiệp tăng hằng năm. Ghi nhận của Tạp chí BHXH tại tỉnh Điện Biên và Quảng Trị.

Bạn đang xem: Bài thu hoạch nghị quyết số 28-nq/tw về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Tại Điện Biên:

Xác định việc triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW là nhiệm vụ quan trọng của Ngành, nên ngay khi Nghị quyết được ban hành, BHXH tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả để hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Theo đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 121 đại lý thu, 383 điểm thu và 450 nhân viên đại lý thu… tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách và tham gia BHXH, BHYT dễ dàng hơn. Từ năm 2018 đến tháng 6/2021, BHXH tỉnh phối hợp với đại lý thu tổ chức được 1.107 hội nghị đối thoại trực tiếp về BHXH, BHYT.

*

Hội nghị tuyên truyền BHXH, BHYT tại xã Pú Nhung (Tuần Giáo, Điện Biên)

Diện bao phủ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng tăng, nhất là về số người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến 30/6, toàn tỉnh có 48.959 người tham gia BHXH, BHYT, tăng 9.416 người so với năm 2017, đạt 13,55% so với lực lượng lao động; 11.618 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 10.369 người so với giai đoạn 2008-2017 và đạt 3,17% lực lượng lao động, vượt 2,17% so với mục tiêu giai đoạn 2021 mà Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra. Số thu BHXH, BHYT tăng dần qua các năm, đều vượt kế hoạch BHXH Việt Nam giao; số nợ BHXH, BHYT từ năm 2018 đến năm 2020 luôn ở mức thấp nhất so với tỷ lệ nợ chung của toàn Ngành. BHXH tỉnh cũng chủ động phối hợp với Sở LĐ-TB&XH và Công an tỉnh thực hiện thanh tra, thanh tra đột xuất chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, qua đó truy thu hàng tỷ đồng nợ BHXH, BHYT để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.

Số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, chế độ trợ cấp một lần, chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK và chế độ trợ cấp thất nghiệp tăng dần hằng năm. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh đã chủ động xây dựng phương án chi trả gộp 2 tháng/lần đảm bảo kịp thời, an toàn.

BHXH tỉnh Điện Biên cũng tích cực cải cách TTHC và ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, rút ngắn thời gian giao dịch của NLĐ và đơn vị SDLĐ theo đúng kế hoạch BHXH Việt Nam đề ra. Từ đầu năm đến nay, BHXH tỉnh đã quyết liệt triển khai ứng dụng VssID đến người tham gia BHXH, BHYT. Tính đến ngày 30/6, toàn tỉnh đã phê duyệt hợp lệ hồ sơ VssID cho 36.266 người, đạt 94,88% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Đã cấp 100% sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia đúng quy trình và thời gian. Đặc biệt, đối với những trường hợp cấp lại thẻ BHYT do bị mất, BHXH tỉnh thực hiện chỉ trong 10 phút.

Có thể thấy, sau 3 năm tích cực triển khai thực hiện, Nghị quyết 28-NQ/TW đã từng bước đi vào cuộc sống. Đặc biệt, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân, NLĐ ngày càng được nâng cao. Điều này góp phần đưa chính sách BHXH ngày càng lan tỏa trong cuộc sống, giúp tỉnh chăm lo an sinh xã hội trên địa bàn được tốt hơn.

Xem thêm: Cách Kết Nối Camera Với Laptop, Hướng Dẫn Kết Nối Camera Với Máy Tính

Tại Quảng Trị:

Ngay sau khi Nghị quyết 28-NQ/TW được ban hành, BHXH tỉnh Quảng Trị đã chủ động phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tham mưu cho UBND tỉnh trình Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 138-CTHĐ/TU về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW. Trên cơ sở Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 138-CTHĐ/TU của Tỉnh ủy, BHXH tỉnh tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 606/KH-UBND triển khai thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020.

*

Tỉnh Quảng Trị phát huy vai trò người có uy tín vận động đồng bào DTTS tham gia BHXH tự nguyện

Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp tại địa phương; thành lập BCĐ phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các cấp, UBND xã, phường, thị trấn chung tay vào cuộc thực hiện… Nhờ đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, diện bao phủ và số người hưởng các chế độ không ngừng tăng cao, nhất là tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện. Nếu như năm 2018- năm đầu triển khai Nghị quyết28-NQ/TW, tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc chiếm 17,47% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện chiếm 0,84% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, thì đến ngày 30/6 đã tăng tương ứng lên 22,12% và 5,2%.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT và đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực BHXH được quan tâm thực hiện. Đến nay, 100% đơn vị SDLĐ đã đăng ký và thực hiện giao dịch điện tử trong việc thu BHXH và giải quyết các chế độ BHXH. Cơ quan BHXH trả kết quả giải quyết TTHC về BHXH đến tận đơn vị thông qua dịch vụ bưu chính. Cùng với đó, đã tích cực triển khai ứng dụng VssID đến cán bộ, đảng viên, người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 107.638 lượt đăng ký và sử dụng ứng dụng VssID.

Thời gian tới, bên cạnh tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu, BHXH tỉnh Quảng Trị sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách BHXH để nâng cao nhận thức, ý thức tham gia BHXH của chủ SDLĐ và NLĐ tại các DN. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BH thất nghiệp tại các đơn vị, DN, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH, BH thất nghiệp.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Lẩu Riêu Cua Đồng, Cua Biển Ngon Như Ngoài Hàng

Đặc biệt, BHXH tỉnh Quảng Trị sẽ duy trì và đẩy mạnh các hình thức truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 như: Tuyên truyền theo từng nhóm nhỏ đến tận hộ gia đình, địa bàn dân cư, các khu chợ; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc vận động; tăng cường tuyên truyền chính sách qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở và qua mạng xã hội Facebook, Zalo… góp phần hướng tới hoàn thành mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW đã đề ra.